Chú thích Huệ_Sinh

  1. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 310.
  2. Vũ An có lẽ thuộc vùng Thủy Nguyên, Hải Phòng ngày nay (theo Văn học thế kỷ X-XV, tr. 365).
  3. Theo Thiền uyển tập anh (bản dịch của Lê Mạnh Thát in trong Văn học thế kỷ X-XV, tr. 365). Bản điện tử nơi website Quảng Đức ghi là Sinh Lưu trữ 2011-09-20 tại Wayback Machine.
  4. Theo Thiền uyển tập anh, nguồn đã dẫn.
  5. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 310) thì năm 60 tuổi, Lâm Khu mới xin xuất gia.
  6. Theo Thiền uyển tập anh. Sách Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 310) chép là chùa Vạn Phúc trong kinh thành Thăng Long.
  7. Chép theo Thiền sư Việt Nam (tr. 118) và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 310). Bản dịch Thiền uyển tập anh của Lê Mạnh Thát in trong Văn học thế kỷ X-XV (tr. 366) chép thiền sư Huệ Sinh mất năm Giáp Thìn (1064).
  8. Hai bài kệ chép theo 'Văn học thế kỷ X-XV (tr. 509-511), có sách chép hơi khác. Cũng theo sách này thì cả hai bài kệ đều không có đầu đề. Đầu đề ở đây là do nhóm biên soạn thêm vào.
  9. Tam muội ở đây chỉ cảnh giới của những người đã bỏ được mọi ràng buộc, đi tới sự giải thoát. Hai câu cuối cón có thể hiểu khác: Nếu biết được lẽ không, hiểu lẽ có /Thì khi nhập định sẽ hoàn toàn thông suốt (theo Văn học thế kỷ X-XV, tr. 310).
  10. Đại ý tác giả muốn nói các yếu tố như nước, lửa...hàng ngày xâm nhập lẫn nhau, tạo nên muôn vàn hiện tượng. Nhưng cuối cùng mọi hiện tượng kia cũng đều quy về bản thể (theo Văn học thế kỷ X-XV tr. 511).